Trẻ biếng ăn, nỗi lo của mẹ

AlbaVit Kids
AlbaVit Kids
AlbaVit Kids
AlbaVit Kids

Trẻ biếng ăn rất phổ biến hiện nay và là nỗi khổ tâm của biết bao ông bố bà mẹ. Trẻ “lười ăn” không chỉ gây ra tình trạng thấp còi ở bé mà còn để lại những tác động xấu đến trí tuệ và tâm sinh lý của trẻ.  Hãy cùng tìm hiểu về chứng biếng ăn của trẻ để có giải pháp hợp lý nhất nhé.

1. Vì sao trẻ biếng ăn?


– Chế độ ăn không phù hợp

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nhiều mẹ cho rằng đồ ăn dặm càng nhiều hương vị sẽ càng ngon miệng. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm bởi vị giác của trẻ trong giai đoạn này mới bắt đầu được hình thành. Thức ăn có mùi vị quá nồng có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển vị giác ở trẻ nhỏ gây ra chứng chán ăn.

Thực đơn đơn điệu, không phong phú các loại thực phẩm.

Các món ăn bố mẹ chuẩn bị cho con không hợp khẩu vị con.

– Trẻ bị ép ăn theo một chế độ cứng nhắc, tạo nên tâm lí sợ ăn: Với tâm lý lo lắng con còi, mẹ thường bắt ép bé ăn mỗi ngày mà không để ý đến nhu cầu của trẻ. Mẹ không hề biết rằng chính việc làm của mình đã vô tình khiến bé cảm thấy “mỗi bữa ăn như 1 cuộc chiến”, và bé luôn phải chạy trốn hay phản ứng ngược lại để “phòng vệ”.

– Trẻ hay ăn uống vặt và ăn không đúng bữa: Để dỗ trẻ, mẹ hay dùng các đồ ăn vặt như: bánh ngọt, bim bim, váng sữa, nước ngọt,… Điều này sẽ khiến bé ngang dạ không muốn ăn, gây thiếu hụt chất dinh dưỡng.

– Thiếu một số vitamin: Vitamin và một số yếu tố vi lượng (sắt, kẽm,…) tham gia hình thành các men tiêu hoá cũng như quá trình chuyển hoá, hấp thu thức ăn. Các chất dinh dưỡng này được cung cấp từ các loại thực phẩm bổ sung hàng ngày nhưng do trẻ lười ăn, ăn ít hoặc ăn kiêng nên bị thiếu. Mẹ bổ sung vitamin và vi chất dinh dưỡng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ cũng có thể cải thiện được tình trạng chán ăn của bé, nhưng chú ý không bổ sung kéo dài tránh gây thừa, có hại.

– Con bắt chước cha mẹ: Nếu con trẻ nhận thấy cha mẹ thường xuyên bỏ bữa, mải làm việc khác trong bữa ăn, thường xuyên nói trước mặt con rằng mình không thích món nọ hoặc không muốn ăn món kia thì chắc chắn trẻ cũng hình thành thói quen như vậy.

– Sức khỏe của con không tốt: bé bị mệt mỏi, căng thẳng. Đặc biệt, nếu bé mới trải qua một đợt ốm, cơ thể bé sẽ chưa kịp phục hồi để “nạp” được một lượng dinh dưỡng “đồ sộ”.

– Do đường tiêu hóa của con hoạt động không tốt, bị nhiễm kí sinh trùng đường ruột.

2. Biếng ăn mang lại hậu quả như thế nào?

– Ảnh hưởng đến phát triển thể chất

Biếng ăn dẫn đến tình trạng thiếu hụt, mất cân đối các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trẻ không đáp ứng các chỉ số tăng trưởng, thể trạng còi cọc, thấp bé so với các trẻ khác đồng trang lứa, không tăng cân.

Nhiều chuyên gia cũng cho biết: Trẻ biếng ăn trong 2 năm đầu đời có nguy cơ nhẹ cân nhiều hơn 3 lần, thậm chí thua kém từ 6 – 22% chỉ số cân nặng lý tưởng so với trẻ ăn uống tốt.

Trẻ biếng ăn lâu ngày thường bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, vậy nên cơ thể dễ dàng bị suy yếu, sức đề kháng bị giảm sút. Khi sức đề kháng yếu, trẻ biếng ăn có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp nhiều hơn 45% và có số ngày bệnh nhiều hơn 29% so với trẻ bình thường.

– Ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ

Dinh dưỡng là một trong bốn yếu tố quyết định sự phát triển trí tuệ của trẻ (dinh dưỡng, gen, môi trường học tập, rèn luyện). Trẻ biếng ăn sẽ gặp phải nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng tác động đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não như: Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Sắt, Taurin, chất béo… là những chất tác động đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não.

Khoa học đã chứng minh lâm sàng: chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) của những trẻ biếng ăn chỉ được 96 điểm, tức thấp hơn 14 điểm so với 110 điểm của những bé ăn uống tốt.

– Ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ

Trẻ biếng ăn không có đủ dinh dưỡng thường không thích vận động do mệt mỏi, bé thường ủ rũ và không thiết chơi đùa. Điều đó dẫn đến việc hình thành sự chậm chạp và tính cách lập dị so với bạn bè và môi trường xung quanh. Tình trạng này lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng trầm cảm hay tự kỷ ở trẻ nhỏ.

Trẻ biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp, trẻ có xu hướng thụ động, khó hòa nhập, … lâu dài có thể dẫn đến tự kỷ, học kém, khó thành đạt.

Biếng ăn tuy không phải là một căn bệnh nhưng để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho sự phát triển cả về thể lực và trí lực, cũng như tính cách của trẻ trong tương lai, vì vậy, hãy cũng tìm hiểu các “chiêu” để đánh bại chứng biếng ăn ở trẻ ở bài viết sau nhé!

Sưu tầm