Trẻ 1 đến 2 tuổi biếng ăn phải làm sao ?

AlbaVit Kids
AlbaVit Kids
AlbaVit Kids
AlbaVit Kids

Theo thống kê, tỷ lệ lười ăn ở trẻ 1-2 tuổi có thể lên tới 20-30%. Việc này khiến các mẹ rất băn khoăn, lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp được các mẹ để việc chăm sóc con trở nên dễ dàng hơn

 

Các dấu hiệu trẻ 1, 2 tuổi biếng ăn gồm:

– Trẻ ăn rất ít và chỉ ăn một số món nhất định (một số trẻ chỉ ăn 1-2 thìa thức ăn mỗi bữa nên khiến cha mẹ nản lòng).

– Trẻ không chịu thử những món mới.

– Mỗi bữa ăn của trẻ thường kéo dài trên 30 phút, lượng thức ăn mà trẻ dung nạp mỗi bữa ít hơn so với các trẻ khác ở cùng độ tuổi.

– Trẻ hay quấy khóc, ngậm hoặc phun thức ăn…

Các nguyên nhân gây ra trẻ biếng ăn và cách khắc phục

* Đối với nhóm trẻ quá kén chọn thức ăn:

– Trẻ kiên quyết từ chối một số món ăn vì mùi vị, kết cấu thức ăn hoặc hình thức món ăn.

– Trẻ có thể trở nên lo lắng nếu bị ép ăn một số loại thức ăn mà trẻ bị ác cảm

– Thường xuất hiện cảm giác khổ sở như khó chịu với những tiếng ồn, cảm giác bứt rứt tay chân

Giải pháp:

– Nguyên tắc cơ bản: Kích thích trẻ thèm ăn chứ không ép buộc

– Các bậc cha mẹ cần chuẩn hóa lượng thức ăn mới mà trẻ tiêu thụ và giữ thái độ trung lập, thoải mái trong vấn đề ăn uống của trẻ

– Hỗ trợ thêm vào lượng dưỡng chất dung nạp hàng ngày bằng cách bổ sung các yếu tố vi lượng, cân nhắc sử dụng các loại sữa dành cho trẻ biếng ăn

* Đối với nhóm trẻ hiếu động quên ăn

– Trẻ lanh lợi, năng động nhưng ít khi có biểu hiện đói hoặc quan tâm đến việc ăn uống

– Trẻ quan tâm đến việc đi chơi hoặc giao tiếp với người khác hơn là việc ăn

– Trẻ chỉ ăn một vài miếng rồi ngừng ăn, dễ sao nhãng việc ăn uống và khó giữ cho bé ngồi nguyên 1 chỗ

Giải pháp:

– Giải thích rõ cho bé về tính cách của bé

– Tăng cảm giác thèm ăn bằng cách thỏa mãn ngay lập tức cơn đói của bé

– Ăn đủ bữa, không uống nước có gas

– Hạn chế thời gian ăn

– Bổ sung thêm sữa dành cho trẻ biếng ăn

* Đối với nhóm trẻ biếng ăn do bị bệnh

– Trẻ ít cảm thấy ngon miệng và/hoặc từ chối thức ăn vì cơ thể đang bị bệnh

– Chú ý các dấu hiệu cảnh báo, đặc biệt là các triệu chứng về tiêu hóa

Giải pháp

– Điều trị dứt điểm các bệnh lý thực thể

– Bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé khỏe hơn, nhanh khỏi bệnh hơn

* Nhóm trẻ biếng ăn do cảm nhận sai của cha mẹ

– Trẻ cảm thấy ít ngon miệng nhưng thực tế khẩu phần ăn ít và dinh dưỡng đã phù hợp với nhu cầu của cơ thể trẻ

– Trẻ trông có vẻ nhỏ bé nhưng vẫn đạt chỉ số tăng trưởng dựa trên chiều cao trung bình của cha mẹ.

– Sự lo lắng thái quá của cha mẹ dẫn đến việc sử dụng các biện pháp ép buộc trong nuôi ăn làm ảnh hưởng bất lợi đến tâm lý trẻ

Giải pháp:

– Xác định rõ mức tăng trưởng mà trẻ cần đạt được

– Áp dụng phù hợp những quy tắc thực phẩm cơ bản

– Nếu cha mẹ vẫn lo lắng về dinh dưỡng của trẻ thì nên bổ sung thêm thực phẩm cân bằng dinh dưỡng giàu năng lượng như sữa

* Nhóm trẻ sợ ăn

– Trẻ có biểu hiện lo sợ về viễn cảnh được cho ăn, có thể khóc khi thấy thức ăn hoặc sữa, có thể chống lại việc cho ăn bằng cách khóc, co người, ngậm miệng

– Có thể xảy ra với trẻ từng xảy ra sự cố khi được cho ăn trước đây như bị sặc, nghẹn ….

Giải pháp

– Những trường hợp nhẹ, cho ăn khi trẻ đang thiu thiu ngủ hoặc thoải mái tinh thần, sử dụng các công cụ cho ăn thay thế ví dụ ly uống thay cho bình sữa, ăn bốc thay cho ăn bằng thìa…

– Đối với những trường hợp nghiêm trọng thì cần phải cho trẻ ăn thêm những loại thức ăn giàu năng lượng, dễ ăn dễ nuốt như sữa giành cho trẻ biếng ăn thấp còi

* Nhóm trẻ suy nhược cơ thể

– Trẻ ít có cảm giác ngon miệng, trẻ có biểu hiện lãnh đạm, yếu ớt.

– Rất ít giao tiếp bằng lời và bằng thái độ như mỉm cười, nhìn vào mắt người đối diện

Giải pháp:

– Người chăm sóc trẻ phải nhiệt tâm và là người có kinh nghiệm để có thể có hiệu quả tốt nhất

-Phải đưa trẻ đi thăm khám bác sỹ

-Tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng thờ ơ lãnh đạm ở trẻ để có biện pháp cụ thể

* Kết luận:

Để giải quyết vấn đề biếng ăn ở trẻ thật không đơn giản, đòi hỏi sự tinh tế và sự kiên trì. Các bậc phụ huynh cần có sự quyết tâm, đồng thời tự nâng cao nhận thức, sự hiểu biết khoa học, chắt lọc thông tin khi tự tìm hiểu trên các phương tiện. Nguồn thông tin đáng tin cậy nhất là lời khuyên từ các chuyên gia về dinh dưỡng, hãy tích cực tham gia các khóa học, các buổi hội thảo hoặc các kênh thông tin do các chuyên gia dinh dưỡng trình bày.

Theo tiến sĩ Phạm Thúy Hòa (Viện trưởng viện dinh dưỡng ứng dụng; Nguyên giám đốc trung tâm đào tạo dinh dưỡng và thực phẩm – Viện dinh dưỡng quốc gia) một số sai lầm hay gặp gây nên tình trạng trẻ biếng ăn:

Cho trẻ ăn không hợp lý, bao gồm:

Số lần cho trẻ ăn thường là nhiều lần quá so với nhu cầu nên khoảng cách mỗi bữa quá gần, trẻ chưa tiêu hết.

Thời gian cho trẻ ăn mỗi lần quá dài: Trên 30 phút, thậm chí có trẻ ăn đến 60 – 120 phút, làm cho vừa hết bữa trước lại cho trẻ ăn bữa sau nên trẻ rất sợ ăn.

Chế biến không đúng kỹ thuật: Hoặc quá loãng hoặc không chín kỹ làm trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là năng lượng nên trẻ no “giả” mà vẫn đói.

Không đưa đủ dầu/mỡ vào bữa ăn làm trẻ thiếu gián tiếp các Vitamin D (dẫn tới còi xương), Vitamin A làm trẻ chậm lớn hay nhiễm trùng và nhanh đói vì thiếu năng lượng.

Để góp phần giúp trẻ đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, nên:

Cho trẻ ăn uống đúng cách: Chọn những thực phẩm cao năng lượng như tăng dầu/mỡ (mỗi miệng bát cần 3 thìa cafe dầu ăn), ăn thêm phomat, váng sữa

Chọn sữa công thức năng lượng cao (1kcal/1ml sữa): Sữa dành cho trẻ biếng ăn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Hãy là một người mẹ thông thái trong việc lựa chọn sản phẩm cho con yêu của mình.