Bảo quản sữa mẹ-mẹ vắng nhà, mà sữa mẹ vẫn bên con

AlbaVit Kids
AlbaVit Kids
AlbaVit Kids
AlbaVit Kids

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này đã được khoa học chứng minh và các chuyên gia khẳng định. Tuy nhiên, với các bà mẹ hiện đại, sau 6 tháng nghỉ thai sản, trở về với công việc, việc duy trì cho bé bú gặp nhiều khó khăn. Bảo quản sữa chính là giải pháp để con yêu vẫn có thể nhận nguồn sữa của mẹ khi mẹ vắng nhà. Làm sao để lưu trữ sữa mẹ mà vẫn đảm bảo chất lượng? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

1. Sữa mẹ bảo quản được trong bao lâu?

Sữa mới vắt trong nhiệt độ phòng có thể được bảo quản trong một khoảng thời gian tương đối dài:4 giờ ở 27 độ C; 24 giờ ở 16 độ C (ví dụ trong túi đá lạnh); 10 giờ ở 21 độ C; 5 ngày ở 4 độ C (tủ lạnh); 2 tuần trong ngăn đá.

2. Dụng cụ trữ sữa

 

  • Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh.
  • Bình nhựa cứng, chất lượng tốt. Nên chọn loại bình dành riêng để trữ sữa.
  • Túi đựng sữa, cha mẹ nên lưu ý:

– Thứ nhất, sữa có khả năng dính vào hai bên mép túi, làm giảm khối lượng sữa.

– Thứ hai, sữa được đựng trong túi thường có nguy cơ bị rò rỉ nhiều hơn. Một số hãng sản xuất ra những chiếc túi đựng sữa chất lượng tốt nhưng giá thành lại khá đắt. Để tiết kiệm, bạn có thể mua 2 loại túi: một loại dùng trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh; loại đắt hơn dùng đựng sữa trong ngăn đá. Điều này sẽ giảm thiểu những vết rách nhỏ xuất hiện trên bề mặt túi.

Lưu ý: Cần luộc sôi bình đựng sữa, dụng cụ vắt sữa, rửa tay sạch, lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa. Hiện tại có nhiều dụng cụ được bán ở các siêu thị giúp việc vắt sữa dễ dàng thuận lợi hơn so với việc vắt hàng ngày.

3. Bảo quản

– Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa.

– Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.

– Không nên bảo quản sữa ở cánh cửa tủ lạnh, vì cánh cửa tủ lạnh không bảo đảm độ lạnh, chỉ cần một ngày mở ra mở vào vài lần sữa cũng có thể bị hỏng. Sữa nên được bảo quản ở phía trong cùng của ngăn mát tủ lạnh và trên cùng của ngăn đá tủ lạnh.

– Khi muốn bảo quản sữa ở ngăn đá, mẹ nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi mới chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát một thời gian cho sữa tan đá rồi mới mang ra sử dụng.

4. Cách rã đông sữa mẹ “chuẩn”

• Nếu sữa cất ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần lấy ra ngoài để cho bớt lạnh hoặc ngâm cả bình sữa vào ly nước ấm rồi cho bé bú

• Sữa lấy từ tủ lạnh ngăn đá nên cho vào ngăn mát để  tan dần. Sữa tan hết thì cho ra ngoài một lúc sau đó hâm sữa cho nóng khoảng 40 độ C là có thể cho bé bú. Nếu không có máy hâm sữa, mẹ cũng có thể cho bé bú sữa nguội hoặc ngâm bình sữa vào vào ly nước nóng cho hơi ấm.

• Tuyệt đối không làm sữa tan nhanh bằng bất kỳ hình thức nào (không đun sôi hay dùng lò vi sóng) Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ làm sữa bị mất các hàm lượng dinh dưỡng và chết kháng thể.

• Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì sẽ khiến vi khuẩn tăng lên trong sữa

• Sữa đã cho ra môi trường bên ngoài thì không để quá 24h. Nếu bé bú không hết mẹ cũng nên đổ đi không dùng lại.Trong lúc bé bú, vi khuẩn trong miệng bé có thể xâm nhập vào sữa và gây hư sữa.

• Sau khi làm tan sữa đông lạnh bằng cách đặt bình sữa vào chén nước ấm, bạn có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa, nhưng không nên làm đông đá lần thứ hai.

• Để tiết kiệm túi trữ sữa, mẹ có thể vắt sữa, cất vào túi và để ở ngăn mát. Đến cữ vắt tiếp theo mẹ đổ thêm vào cho đầy túi rồi cất lên tủ đông.

• Không hoà chung sữa mới vắt và sữa đã để ở tủ đông cho bé bú

• Dùng bình trữ sữa, hoặc túi trữ sữa, dùng băng keo giấy, hoặc bút lông dầu để ghi ngày, tháng vắt sữa lên túi, tiện cho việc theo dõi thời gian dùng sữa sau này. Sữa nào vắt trước thì cho bé dùng trước.

5. Xử lý những bất thường trong quá trình lưu trữ

– Sữa có mùi lạ trong quá trình bảo quản.Lipase là một loại men tiêu hóa chất béo, vẫn còn hoạt tính trong khi sữa mẹ được làm đông lạnh. Một số bà mẹ có hàm lượng men lipase trong sữa cao và khi làm tan đông, sữa của những bà mẹ này thường có mùi và nếm có vị của xà phòng. Sữa này không có hại gì cho trẻ, nhưng trẻ thường không thích và từ chối bú. Trong trường hợp này, bạn có thể đun sôi nhẹ sữa (khoảng 82 độ C) trước khi lưu trữ để làm bất hoạt men lipase, đến khi có những bọt nước nhỏ ở xung quanh nồi là được. Sau đó, bạn làm lạnh nhanh và lưu trữ.

– Nếu sữa trong bình (túi) có màu trắng đục như đám mây sau khi rã đông thì có khả năng sữa đã bị rò. Không nên cho bé ăn sữa này vì nó không đảm bảo chất lượng.

– Sữa bảo quản trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt, nhưng bên dưới sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng, mẹ nên hấp cách thủy (nếu bảo quản sữa ở ngăn đá) hoặc làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng (nếu bảo quản sữa ở ngăn mát), lắc đều bình sữa trước khi cho bé ăn.

Sưu tầm