Báo động tình trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam

AlbaVit Kids
AlbaVit Kids
AlbaVit Kids
AlbaVit Kids

Con “còi” luôn là nỗi lo của các ông bố bà mẹ, nhưng còn 1 khía cạnh khác mà bạn cũng cần quan tâm, theo công bố tại hội thảo phòng chống béo phì, thừa cân cho trẻ em, ngày 18/10: tỷ lệ trẻ béo phì ở Việt Nam đang tăng nhanh ở mức đáng báo động.

Từ tuần 30 của thai nhi đến hết 1 tuổi là thời kỳ sinh sản nhanh nhất của tế bào mỡ. Nếu cho trẻ dinh dưỡng quá độ càng thúc đẩy tế bào mỡ tăng nhanh và có tính “vĩnh cửu”. Cho nên, béo trong thời kỳ này sẽ dẫn tới béo suốt đời. Đến 10 tuổi tế bào mỡ vẫn tiếp tục tăng nhanh, trở thành những trẻ có cân nặng quá khổ và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Đọc bài viết dưới đây và có cái nhìn đúng hơn về béo phì ở trẻ nhé.

1. Nguyên nhân gây béo phì


– Do chế độ ăn uống

Xu hướng trẻ em thừa cân, béo phì tăng hiện nay chủ yếu do tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu năng lượng như đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga.

“Dùng quá nhiều nước ngọt có ga được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì bởi trong nước ngọt chứa nhiều đường đơn nếu tiêu thụ nhiều hơn mức 5% tổng năng lượng trong ngày như mức của WHO khuyến cáo thì có thể gây rối loạn chuyển hoá, rối loạn chất béo dẫn đến bệnh béo phì, nhất là ở trẻ em. Không nên khuyến khích trẻ uống nước ngọt có ga đều đặn và thường xuyên, tuy nhiên nếu dừng lại ở mức 1 – 2 lon/ tuần thì có thể chấp nhận được”, TS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết.

Cũng theo ông Hưng, cha mẹ lưu ý là cần kiểm soát cả lượng bánh kẹo ngọt con ăn vào trong ngày, vì đường không chỉ đến từ con đường nước ngọt có ga. Nếu chỉ kiểm soát nước ngọt mà không kiểm soát những loại thực phẩm kể trên thì tổng lượng đường đơn trẻ tiêu thụ trong ngày rất dễ vượt mức cho phép.

Do quan niệm ăn uống sai lầm: Các bậc cha mẹ thường lo con mình ít cân, “kém bạn kém bè”. Nên luôn cố ép con ăn thật nhiều, trên thực tế: khoảng 30% bà mẹ có con béo phì vẫn muốn con tăng cân nữa bởi “sợ con ốm, mọi người sẽ chê cười”.

– Do lười vận động thể lực

Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, trẻ càng ít tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, thay vào đó, trẻ bị giữ trong nhà, bị “mê hoặc” bởi các trò chơi điện tử, TV, Smartphone…, đặc biệt là trẻ em các thành phố lớn.

2. Hậu quả của béo phì ở trẻ

– Ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát dục: thời gian biết đi bị chậm lại; vì thiếu canxi lại gánh một thân trọng quá lớn, sụn bị tổn thương sinh ra chứng đầu gối lật vào trong hoặc lật ra ngoài, bàn chân bẹt; gây chứng ngưng thở khi ngủ; gây suy giảm khả năng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (hô hấp, tiêu chảy); làm giảm trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, khả năng thao tác. Một nghiên cứu của Trung Quốc (Tiêu Lê-1998) tại 18 trường tiểu học thấy trẻ béo phì có trí lực tổng hợp bị giảm sút so với trẻ cùng trang lứa không bị béo phì.

– Trẻ mắc những “bệnh của người lớn”, như: hội chứng rối loạn chuyển hóa, rối loạn lipid máu, xơ vữa mạch động mạch, viêm gan nhiễm mỡ, kháng insulin, giảm dung nạp glucose, tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2, cao huyết áp, các bất thường đông máu, hội chứng buồng trứng đa nang, có trẻ xuất hiện bệnh tim mạch rất sớm.

3. Biện pháp phòng chống béo phì ở trẻ

– Khuyến khích chế độ ăn lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực trong trường học, thiết kế những trò chơi vận động và trang bị các dụng cụ thể dục thể thao tại trường.

– Điều chỉnh cấu trúc bữa ăn học đường cho học sinh, không khuyến khích trẻ uống nước ngọt có ga đều đặn và thường xuyên.

– Trẻ cần hoạt động trung bình 60 phút mỗi ngày. Bé dưới hai tuổi không xem tivi, trẻ lớn hơn thì chỉ được xem tivi dưới hai giờ mỗi ngày hoặc dưới 14 giờ mỗi tuần. Bên cạnh đó trẻ cần ngủ đủ, giai đoạn 0-5 tuổi bé ngủ đủ 11 giờ mỗi ngày; 5-10 tuổi ngủ 10 giờ mỗi ngày; trên 10 tuổi ngủ đủ 9 giờ một ngày.

Hãy là các ông bố bà mẹ thông thái để con trẻ phát triển một cách cân đối nhất.

Sưu tầm