Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

AlbaVit Kids
AlbaVit Kids
AlbaVit Kids
AlbaVit Kids

Tiêm phòng cho trẻ là việc cần thiết và bố mẹ không nên chủ quan. Trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng bố mẹ cần biết những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ dưới đây.

 

Lợi ích của tiêm phòng

Tiêm phòng cho trẻ là việc truyền chất kháng nguyên, một dạng vắc xin vào cơ thể nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển sự miễn dịch thích ứng đối với một căn bệnh nào đó như: bệnh sởi, bại liệt, bạch hầu, ho gà, quai bị, uốn ván, và Hib..

Như chúng ta vẫn biết, trong quá trình mang thai, trẻ nhận được kháng dịch từ mẹ qua nhau thai. Tuy nhiên các miễn dịch này có thể phát huy tác dụng 1 tháng cho tới 1 năm đầu đời của trẻ. Do đó tiêm phòng là một phương pháp hiệu quả để truyền cho trẻ những kháng dịch chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh.

Nếu trẻ không được tiêm vắc-xin khi tiếp xúc với nguồn bệnh, trẻ dễ dàng bị mắc bệnh do hệ miễn dịch trong cơ thể bé không đủ sức để chống lại các loại bệnh tật. Dân gian ta vẫn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Do đó hãy tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết cho trẻ để giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả nhất.

  • Một số lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ
  • Trước khi đi tiêm

Mặc quần áo rộng và thoải mái cho bé để bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám. Không mặc quần áo quá bó chặt và ủ ấm quá nhiều.

Chuẩn bị tâm lý và động viên cho bé, vì trẻ thường rất sợ đau khi đi tiêm phòng.

Không cho trẻ ăn, bú sữa quá no trước khi tiêm phòng. Tuy nhiên, cũng không để trẻ bị đói khi tiêm để tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau tiêm.

Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng.

Mang theo hồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng của bé trước đó.

Thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng bệnh cấp của bé, loại thuốc bé đang uống nếu có.

Những trường hợp hoãn tiêm phòng cho trẻ

Không nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để tiêm phòng khi trẻ đang sốt, mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, thương hàn, sởi, bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da.

Ngoài ra, với những trẻ đang có tình trạng dị ứng, có phản ứng ở lần tiêm phòng trước, trẻ có kích động, có vấn đề về não, thần kinh, những trẻ đang có suy giảm miễn dịch mắc phải (nhiễm HIV) hay bẩm sinh, tạm thời (đang uống thuốc ức chế miễn dịch: gamma globulin, corticoid… trong vòng 3 tháng), trẻ có truyền máu trong vòng một năm, trẻ đã tiêm vaccin trong vòng 4 tuần thì cũng hoãn tiêm.

Đặc biệt đối với trẻ bị bệnh sởi nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh bạch cầu, ung thư máu, các trẻ đang bị suy dinh dưỡng rất trầm trọng, các trẻ đang phải chữa bệnh bằng các loại thuốc corticoid.

Bố mẹ cần lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ, tất cả vaccin đều phải tiêm đúng thời gian quy định của Bộ Ytế và nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp cần hoãn tiêm, sau đó tiêm lại thì không cần bắt đầu lại mà tiếp tục tiêm theo lịch tiếp theo cho trẻ.

Lưu ý sau khi tiêm

Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể xuất hiện một số phản ứng như sốt cao quấy khóc, nhức đầu, nổi mề đay, ngứa, sốc phản vệ. Đáng lưu ý hơn cả là một số tai biến thần kinh có thể xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh ho gà khiến trẻ bị co giật, kèm theo sốt cao. Các cơn co giật này có thể xảy ra trong khoảng từ 30 phút đến 3 ngày sau khi tiêm phòng. Cho nên, bố mẹ cần phải chú ý thường xuyên đến trẻ sau khi tiêm.

Ngay sau tiêm, bố không nên đưa trẻ về ngay mà nên để trẻ ở lại cơ sở y tế theo dõi, tối thiểu là 30 phút sau khi tiêm. Khi trẻ có dấu hiệu bất thường cần phải báo ngay cho nhân viên y tế.

Khi đưa trẻ về nhà: Chườm mát nơi tiêm (lưu ý không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn; mặc đồ thoáng, uống hạ sốt khi cần; quay lại cơ sở y tế ngay khi trẻ có phản ứng bất thường.