Trong thời đại hội nhập, tiếng Anh là công cụ rất cần thiết để bạn vươn ra thế giới. Bạn biết điều đó và mong muốn con mình có thể giao tiếp tiếng Anh ngay từ nhỏ. Vì khi còn nhỏ khả năng học hỏi ngôn ngữ của trẻ là tốt nhất. Hiểu được điều đó, nhưng bạn loay hoay không biết áp dụng phương pháp nào cho con là tốt nhất. Hy vọng bài viết dưới đây có thể giúp ích cho bạn.
1. Độ tuổi bắt đầu cho bé tiếp xúc với tiếng Anh
Theo nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý Elaine Schneider – một chuyên gia ngôn ngữ trẻ em tại Mỹ cho biết trẻ em tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Vì theo bà, não bộ của trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé từ một đến năm tuổi được ví như một miếng bọt biển có thể hút các thông tin xung quanh rất nhanh và nhạy bén. Bên cạnh đó, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ trong giai đoạn này cũng giúp các bé dễ dàng bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn.
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Thị Thu Mai – Phó trưởng khoa tâm lý giáo dục của trường Đại học Sư phạm tp.HCM cũng nhận định: từ 20 tháng cho đến tám tuổi là giai đoạn trẻ nhỏ phát triển mạnh mẽ nhất về ngôn ngữ, giai đoạn này được gọi là thời kỳ “phát cảm về ngôn ngữ”. Nếu trẻ được tạo điều kiện để học ngôn ngữ thứ hai song song cùng tiếng mẹ đẻ thì không những sẽ phát huy tốt khả năng ngôn ngữ của mình mà còn có thêm khả năng tư duy logic khi trưởng thành.
2. Công cụ giúp cha mẹ dạy tiếng Anh cho con
Flashcards
Để bắt đầu cho bé học bằng flashcards, ba mẹ cần chọn những bộ có từ vựng gần gũi, đơn giản như các bộ phận trên cơ thể, con vật, phòng ngủ, nhà bếp, thức ăn, hoa quả. Nếu không chắc chắn về khả năng phát âm, bố mẹ có thể sử dụng từ điển Oxford online. Chỉ cần gõ từ vựng vào ô tìm kiếm và nhấp vào hình chiếc loa, bạn sẽ nghe được phát âm chuẩn của từ rồi đọc lại cho bé.
Lưu ý: Phụ huynh không nên dạy từ vựng đơn lẻ mà hãy kết hợp nói những cấu trúc đơn giản như “Hey baby, what is this?” đồng thời giơ tấm thẻ ra để trẻ hiểu và phản xạ. Bố mẹ có thể vừa hỏi vừa trả lời nhiều lần để bé quen dần và tập trả lời theo. Ví dụ: Baby, what is this? This is a cat.
Âm nhạc, phim ảnh
Trẻ có khả năng tiếp thu nhanh và nhạy cảm với hình ảnh, âm thanh. Vì vậy, âm nhạc, phim hoạt hình là công cụ hữu hiệu giúp ba mẹ dạy bé. Bạn nên chọn những bài hát tiếng Anh, các bộ phim hoạt hình đơn giản, có liên quan đến từ vựng bé đã học để mở cho bé nghe, xem.
Nếu không có thời gian để học cùng con, bố mẹ có thể mở các bài hát, video tiếng Anh để bé nghe, xem và ngấm thụ động trong khoảng thời gian nhất định.
Trò chơi tương tác
Trẻ em thường thích chơi hơn học. Để bé không thấy nhàm chán và có cảm giác bị ép học, bố mẹ có thể chuẩn bị những trò chơi tương tác thú vị để học cùng bé.
Trò chơi với bảng chữ cái: Ba mẹ xếp lộn xộn chữ cái, trải thành một con đường, với đích đến là phần quà thú vị, kèm theo một viên xúc xắc. Bé sẽ tung viên xúc xắc có các con số từ một đến sáu và bước các bước tương ứng từ điểm xuất phát. Mỗi điểm đến sẽ là một chữ cái và bé phải phát âm đúng chữ cái đó, trả lời sai phải lùi lại một bước. Trò chơi này nên áp dụng khi học từ vựng và có thể biến tấu với các đồ vật trong nhà…
Ghép từ và tranh: Chuẩn bị một số từ vựng, kèm bức tranh mô tả từ vựng đó. Ví dụ hình mặt trời tương ứng với từ “sun”, hình bông hoa tương ứng với từ “flower”… Sau đó đảo lộn trật tự, yêu cầu bé ghép lại cho đúng.
Nghe và đoán từ: Bố mẹ chuẩn bị rất nhiều bức hình khác nhau và đọc phát âm một từ, yêu cầu bé chỉ tay vào bức hình có từ vừa nghe được…
Ném bóng: Đồ dùng cần thiết là một quả bóng ném nam châm và một tấm bảng ghi các từ mới. Ba mẹ sẽ đọc từ vựng mong muốn, con sẽ tìm vị trí của từ và ném vào vị trí của từ đó lên bảng. Trò này vừa kết hợp vận động vừa giúp bé ghi nhớ.
Lưu ý:
– Một điểm cần đặc biệt lưu ý khi dạy tiếng Anh cho các bé thiếu nhi đó là sự hỗ trợ từ phía các bậc phụ huynh. Để việc dạy tiếng Anh cho trẻ đạt kết quả tốt thì vai trò của bố mẹ là rất quan trọng vì chính bố mẹ sẽ là người trực tiếp dẫn dắt và cùng con trải qua quá trình phát triển ngôn ngữ. Do đó, các ông bố bà mẹ đừng tỏ ra e dè hay ngại ngùng khi cùng con xây dựng những tình huống học tiếng Anh hàng ngày. Hãy tương tác bằng tiếng Anh với con trong cuộc sống mỗi ngày, đó là cách tốt nhất để con phát triển khả năng nghe nói của mình.
– Không dùng ứng dụng cho trẻ dưới 2 tuổi. Đối với trẻ lớn hơn mới bắt đầu học, hãy ngồi cạnh con, học cùng con, và giải thích thêm cho con. Lý tưởng nhất là giải thích bằng tiếng Anh, tránh giải thích bằng tiếng Việt mọi lúc có thể nếu trình độ tiếng Anh của bạn cho phép.Và hãy luôn luôn giới hạn thời gian sử dụng màn hình của trẻ.Tốt nhất là không bao giờ vượt quá 1 giờ, ít hơn thì còn tốt hơn nữa.
Sưu tầm
Có thể bạn quan tâm
Tại sao phải bổ sung vitamin D cho trẻ thời Covid
Vitamin D3 rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Nếu thiếu loại vitamin này sẽ...
Chế độ dinh dưỡng hậu Covid-19 ở trẻ em.
Giai đoạn hậu Covid-19 cần chú ý tăng cường dinh dưỡng để thúc đẩy quá...
Cách bổ sung canxi cho con chiều cao vượt trội
Bổ sung canxi cho trẻ là việc làm cần thiết nếu muốn con phát triển toàn...
Mùa đông trẻ cần Canxi – mẹ nên bổ sung ra sao?
Canxi là dưỡng chất thiết yếu để trẻ có thể phát triển cả về chiều cao...
Thiếu Kẽm – Nhân tố hàng đầu khiến con bạn biếng ăn mãi không lớn
Nếu bé nhà bạn biếng ăn, hay ăn mãi chẳng lớn, thì rất có thể nguyên...
Hội chợ mùa sinh Fair 2018 – nhận miễn phí quà tặng Albavit
MÙA SINH FAIR 2018 – “NGÀY HỘI LÀM MẸ” lớn nhất năm là một sự...